Xúc tiến xuất khẩu với thị trường Malaysia và các nước Hồi giáo

Ms Hien Malay 1654328041

Xúc tiến xuất khẩu với thị trường Malaysia và các nước Hồi giáo

Nếu vào năm 2011, Việt Nam chỉ là đối tác thương mại thứ 14 của Malaysia với tổng kim ngạch đạt 7,2 tỷ USD, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 15 của Malaysia, với giá trị xuất khẩu đạt 3,82 tỷ USD. Thì đến năm 2021, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 11, thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 của Malaysia với kim ngạch thương mại song phương đạt 11,8 tỷ USD. Cả hai nước đang nỗ lực hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 25 tỷ USD vào năm 2030. Tuy nhiên, con số này vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng và triển vọng hợp tác rất lớn của hai nước.

Thông tin này do ông Trần Phú Lữ – Phó Giám đốc phụ trách ITPC chia sẻ tại Hội thảo “Xúc tiến xuất khẩu với thị trường Malaysia và các nước Hồi giáo” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Phòng thương mại Phát triển các doanh nghiệp Malaysia tại nước ngoài (Matrade), cùng Công ty TNHH Beyond World tổ chức ngày 2-6.

 Kev5393 Copy

Chương trình nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam những thông tin hữu ích trong hoạt động phát triển xuất khẩu sang thị trường Malaysia cũng như thị trường các nước Hồi giáo sau đại dịch Covid – 19.

Việt Nam và Malaysia là hai quốc gia có sự tương đồng về văn hóa cũng như những đặc điểm địa lý. Cả hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973 và nâng cấp thành Quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2015.

Kelly Lương Nhã Hiền, Cty Beyond World cùng các doanh nghiệp đối tác
Kelly Lương Nhã Hiền, Giám đốc Cty Beyond World  (áo tím) cùng các doanh nghiệp đối tác, cộng sự.

 

Chuyến thăm mới nhất của Thủ tướng Malaysia Dato’ Sri Ismail Sabri bin Yaakob dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20-21/3/2022 đã khẳng định mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Malaysia tại Đông Nam Á. Hai bên nhất trí tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác mới, phấn đấu nâng cao hơn nữa kim ngạch thương mại hai chiều; đồng thời tăng cường hợp tác du lịch, văn hóa, khoa học kỹ thuật, cũng như đẩy mạnh giao lưu nhân dân để không ngừng vun đắp cho tình hữu nghị giữa hai nước.

 

Ảnh minh họa

Ông Halim Bin Husin, Chủ tịch Liên hiệp các phòng Thương mại Malaysia – Chairman of Malay Commerce and Chambers of Malaysia MCCM (bìa trái) cho biết hiện nay, Malaysia là một trong những thị trường nhập khẩu có tiềm năng rất lớn của Việt Nam tại khu vực ASEAN.

Chia sẻ tại buổi hội thảo, ông Trần Phú Lữ – Phó Giám đốc phụ trách ITPC, nhấn mạnh Việt Nam – Malaysia vẫn còn nhiều tiềm năng để thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư.

“Nếu vào năm 2011, Việt Nam chỉ là đối tác thương mại thứ 14 của Malaysia với tổng kim ngạch đạt 7,2 tỷ USD, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 15 của Malaysia, với giá trị xuất khẩu đạt 3,82 tỷ USD. Thì đến năm 2021, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 11, thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 của Malaysia với kim ngạch thương mại song phương đạt 11,8 tỷ USD. Cả hai nước đang nỗ lực hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 25 tỷ USD vào năm 2030. Tuy nhiên, con số này vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng và triển vọng hợp tác rất lớn của hai nước.”, ông Lữ nói.

 

Ông Trần Phú Lữ - Phó Giám đốc phụ trách ITPC
Ông Trần Phú Lữ – Phó Giám đốc phụ trách ITPC phát biểu tại buổi lễ.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, kim ngạch xuất nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2022 ước đạt gần 5 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ 2021, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia đạt gần 1,7 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Malaysia bao gồm máy móc thiết bị và phụ tùng; máy vi tính; điện tử và linh kiện; sắt thép các loại; xăng dầu, hóa chất…

Nền công nghiệp Halal (ngành công nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hợp chuẩn cho người Hồi giáo) ở Malaysia năm 2021 đã đạt 3,1 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên 5 tỷ USD vào 2030. Hứa hẹn là một trong những ngành xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam tại thị trường Malaysia.

Bên cạnh đó thị trường thực phẩm Halal dành cho người Hồi giáo trên thế giới được đánh giá lên tới 1.500 tỷ USD. Đây cũng được nhận định là thị trường khá “màu mỡ” cho doanh nghiệp Việt Nam. Thế nhưng, năng lực xuất khẩu sản phẩm Halal của Việt Nam còn khá khiêm tốn, mới chỉ đạt khoản 10,5 tỷ USD trong năm 2021.

 

Ông Onnie Zurin Babu Chủ tịch Tổ chức hợp tác các nhà doanh nghiệp lớn Selangor - Chairman of Selangor Groom Big Entrepreneurs Cooperative Berhad (KUBIGS)
Ông Onnie Zurin Babu Chủ tịch Tổ chức hợp tác các nhà doanh nghiệp lớn Selangor – Chairman of Selangor Groom Big Entrepreneurs Cooperative Berhad (KUBIGS) chia sẻ tại sự kiện.

Khu vực Đông Nam Á – Nam Á – Nam Thái Bình Dương là thị trường xuất khẩu tiềm năng đối với sản phẩm Halal, với số dân theo đạo Hồi và sử dụng thực phẩm Halal khoảng 860 triệu người (chiếm 66% tổng số người Hồi giáo trên thế giới). Đây là địa bàn tiêu thụ thực phẩm Halal lớn nhất thế giới với khoảng 470 tỷ USD, trong đó Đông Nam Á là 230 tỷ USD, Nam Á – Nam Thái Bình Dương là 238 tỷ USD.

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông, thuỷ sản lớn trên thế giới, nằm ở vị trí địa lý gần những thị trường Halal lớn. Tuy nhiên, thực tế xuất nhập khẩu thực phẩm của các doanh nghiệp ta vào thị trường Halal mới chỉ là bước đầu khai phá.

Mỗi năm, nước ta có khoảng 50 công ty được cấp chứng nhận Halal với các sản phẩm chủ yếu là hải sản, đồ uống, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo, đồ ăn chay và dược phẩm.

Lũy kế đến tháng 12/2021, tổng vốn đầu tư của Malaysia vào Việt Nam đạt hơn 13 tỷ USD với 664 dự án, xếp thứ 8 trong danh sách các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Ở góc độ địa phương, Thành phố Hồ Chí Minh luôn coi trọng mối quan hệ hợp tác kinh tế với Malaysia. Kim ngạch xuất khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh 3 tháng đầu năm 2022 sang thị trường Malaysia ước đạt 295 triệu USD tăng 150% so với cùng kỳ năm 2021.

Tính đến Quý I/2022, Malaysia đã có 295 dự án đầu tư vào thành phố Hồ Chí Minh với tổng số vốn là 4,727 tỷ USD đứng thứ 6 trên trên tổng số 116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Thành phố Hồ Chí Minh.

Với vị trí là một đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế và là đầu tàu, động lực, có sức thu hút, sức lan tỏa của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực thực hiện có hiệu quả chủ đề năm 2022 “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp ”

Thành phố tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh tại Thành phố, nghiên cứu thực hiện các chính sách, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước phát triển sản phẩm/dịch vụ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến kết nối giao thương, gắn kết sản xuất với nhà phân phối, thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ, không để đứt gãy chuỗi cung ứng.

 Kev5520 Copy

 Kev5679

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố cũng mong muốn tạo điều kiện để doanh nghiệp hai nước sẽ tiếp nhận, cập nhận thêm về thông tin, tiềm năng thương mại giữa Việt Nam – Malaysia nói riêng cũng như thị trường các nước hồi giáo nói chung. Từ đó giúp doanh nghiệp có cơ sở hoạch định kế hoạch mở rộng thị trường, đồng thời tìm được những đối tác đầu tư và kinh doanh tại nước bạn, góp phần củng cố mối quan hệ giao thương truyền thống, tin cậy giữa hai quốc gia.

Các bài báo khác nói về chúng tôi:

Báo Business24h.vn

Báo Doanh Nghiệp Hội Nhập

Báo Thành Ủy TPHCM

Báo Viêt Nam Plus

Báo Việt Nam News

Báo Vietq.vn

Báo Bnews.vn

Báo Doanh Nhân Trẻ Việt Nam

Báo Dân Việt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *